Đầu tiên bạch thược là gì? Nó có công dụng như thế nào? Nó có nguồn gốc từ đâu? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Bạch thược là vị thuốc từ rễ của cây thược dược trắng. Cây thược dược trắng thuộc loại cây cỏ sống lâu năm, có nhiều rễ to, mập, dùng làm thuốc, rễ có thể dài tới 30 cm, đường kính 1-3 cm, vỏ màu nâu nhưng bên trong có màu trắng hoặc hồng nhạt, cây có nhiều chồi phát triển thành từng khóm, người ta thường gọi là bụi hoa, cây cao từ 0,5-1 m.
Cây thược dược cũng thường được trồng làm kiểng vì có hoa đẹp. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, đa phần chúng ta còn phải nhập từ nước này, hiện nay được biết là cây thược dược được trồng và phù hợp với khí hậu của Sapa, Tam Đảo.
Rễ cây bạch thược từ 3-5 năm tuổi vào vụ hè – thu. Rễ sau khi được làm sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi, loại rễ con, gọt bỏ vỏ ngoài, đồ lên rồi phơi. Nhưng sau khi phơi 1 – 2 ngày lại tẩm nước cho mềm, lăn tròn rồi tiếp tục phơi khô.
+ Paeoniflorin, Paeonol, Paeonin, Trierpenoids, Sistosterol (Trung Dược Học).
+ Tinh bột, Tanin, Nhựa, Calci oxalat, 1 ít tinh dầu, Chất béo, Acid Benzoic (1,07%), Paeoniflorin, Glucosid Thược dược (C22H28O11) (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
+ Paeoniflorin, Oxypaeoniflorin, Benzoylpaeonilorin (Vu Tân, Dược Học Học Báo 1985, 20 (10): 782).
+ Albìlorin (Kanede M và cộng sự, Tetrahedron 1972, 28 (16): 4309).
+ Paeoniflorigenone(Shimizu Mineo và cộng sự, Tetra Lett 1981, 22 (23): 3069).
+ Galloylpaeoniflorin (Kan Sam Sik và cộng sự, C A 1989, 111: 160062k).
– Giảm đau an thần nhờ thành phần Glucozid (Trung Dược Học).
– Ức chế cơ trơn tử cung, dạ dày và ruột(Trung Dược Học).
– Chống viêm và hạ nhiệt (Trung Dược Học).
– Chống sự hình thành huyết khối do tiểu cầu tăng, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ men Transaminaza (Trung Dược Học).
– Bạch thược có tác dụng giãn mạch ngoại vi và hạ áp nhẹ nhờ tác dụng chống co thắt cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học).
– Có tác dụng cầm mồ hôi và lợi tiểu (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
– Sợ thạch hộc, mang tiêu. Ghét tiêu thạch, miết giáp, tiểu kế. Phản Lê lô (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
– Huyết hư hàn: không dùng (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
– Tỳ khí hàn, đầy trướng không tiêu: không dùng (Bản Thảo Chính).
– Mụn đậu: không dùng (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
– Tỳ khí hư hàn, hạ lỵ ra toàn máu, sản hậu: không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).
– Đầy hơi, vị hàn (Bao tử lạnh): cấm dùng.
– Sách ‘Bản Thảo Kinh Sơ’ có ghi: Bạch thược có tính chua vị lạnh, đau bụng do trúng hàn, trúng hàn làm tiêu chảy, bụng đau do lạnh, cảm giác lạnh trong bụng thì “Cấm Dùng” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
– Bụng đau, tiêu chảy do hàn tà gây ra và đau do trường vị hư lạnh: không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Trên đây là một số thông tin về bạch thược, tác dụng cũng như những dược liệu kiêng kỵ với nó. Khuyến cáo nên hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng để đúng liều lượng và tránh các dược phẩm kiêng kỵ và phản tác dụng.
Bạn đang xem bài viết “Bạch Thược Là Gì? Công Dụng & Những Điều Cần Biết Về Bạch Thược” thuộc chuyên mục Chăm Sóc Tóc của Greenhair.Com.Vn. Thường xuyên ghé thăm website để đón đọc những bài viết mới nhất nhé.!