1900 63 64 16

Nếu bị hói đầu do di truyền dùng Green Hair có khỏi được không?
February 27, 2019
Ăn gì để mọc tóc nhanh, bật mí phương pháp hữu ích từ chuyên gia
February 28, 2019

Hà thủ ô – Thành phần và tác dụng không thể bỏ qua từ cây hà thủ ô

Có rất nhiều câu chuyện thần kỳ về việc chữa bệnh liên quan đến hà thủ ô – một loài thảo dược quý. Tuy nhiên, sự thật là như thế nào, và đã được chứng minh ra sao, thì chúng ta phải đi sâu tìm hiểu thì mới rõ được tường tận.

Hà thủ ô là gì?

Còn gọi là thủ ô, giao đằng, dạ hợp,…

Đây là một loại thảo, thân cây dạng leo, quấn và mọc xoắn vào nhau. Củ dưới đất chính là rễ cây phình to ra, bên ngoài có màu nâu nhưng bên trong lại có màu đỏ.

Hầu như mọi bộ phận từ cây đều có giá trị sử dụng. Trong Đông y người ta thường lấy củ để làm thuốc, thường trước khi sử dụng người ta sẽ phơi khô, cũng có trường hợp sử dụng tươi nguyên củ, thân cây cũng được tận dụng. Về phần lá cây hà thủ ô dùng làm rau ăn, dây của lá thì sử dụng làm thuốc.

Hà thủ ô là loài thảo mộc mọc hoang, vùng rừng núi là môi trường ưa thích để cây sinh sống và phát triển. Ở nước ta, các tỉnh miền núi Tây bắc, tiếp đến là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Lai Châu, Tây Nguyên,… là những nơi đương thống kê là tìm thấy loại thảo dược này nhiều nhất.

Sự Thật Kinh Hoàng Phía Sau Loài Thảo Dược Từ Thiên Nhiên - Hà Thủ Ô

Loài Thần Dược Hà Thủ Ô

Dược tính và công dụng của hà thủ ô

Trong cuốn từ điển Cây thuốc Việt Nam của TS Võ Văn Chi – tác giả: Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết giữ tinh, hòa khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng.
Ngoài ra, cũng có thông tin khác ghi chép: Rễ củ hà thủ ô có vị đắng hơi chát, tính mát, thân dây có vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, chỉ huyết, điều kinh bổ gan, ích thận, dưỡng huyết khư phong.

Theo tác giả cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, cho đến nay, hà thủ ô còn được dùng ở phạm vi 1 vị thuốc nhân dân làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về thần kinh, ích huyết khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen tóc…

Hà thủ ô có máy loại

Hà thủ ô có 2 loại: Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Mời các bạn tìm hiểu về 2 loại hà thủ ô ngay dưới đây nhé.

Cây hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb. Fallopia multiflora (Pteuropterus cordatus Turcz), thuộc họ rau răm Polygonaceae. Ngoài ra, hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác như: Giao đằng, dạ hợp, địa tinh… Một trong những loại cây có tuổi thọ lâu năm, mọc lẫn với nhiều loại cây khác. Thân hà thủ ô đỏ mềm, mọc theo dạng dây leo và quấn với nhau. Lá có hình tim, đầu nhọn; hoa hình chùy, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu trắng. Quả hà thủ ô có 3 cạnh, quả không mở và khô. Rễ lâu dần phình to tạo thành củ. Củ hà thủ ô đỏ vừa có vị chat đắng, tính hơi ấm.

Cây hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng có tên khoa học là Streptocaulon juventas, thuộc họ thiên lý Asclepiadaceae. Cũng giống như hà thủ ô đỏ, hà thủ ô trắng cũng có nhiều tên gọi khác như: Hà thủ ô nam, dây sừng bò, dây mốc, mã liên an, cây sữa bò, củ vú bò…Hà thủ ô trắng thuộc họ dây leo nhỏ, thân có màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt. Ở hoa, lá thân cây đều có một lớp lông ngắn, rất dày. Lá cây có đầu nhọn, hoa nhỏ màu nâu vàng mọc giữa kẽ lá. Cây thường mọc hoang ở vùng đồi núi, cũng có thể tự nuôi trồng.

Bạn đang xem bài viết “Sự Thật Kinh Hoàng Phía Sau Loài Thảo Dược Từ Thiên Nhiên – Hà Thủ Ô” thuộc chuyên mục Chăm Sóc Tóc của Greenhair.Com.Vn. Thường xuyên ghé thăm website để đón đọc những bài viết mới nhất nhé.!