1900 63 64 16

Thiên ma là gì? Loài cây đặc biệt này có công dụng gì?
February 20, 2019
Mẹo hay: dùng tỏi nuôi dưỡng mái tóc của bạn – Tại sao không?
February 20, 2019

Thục địa là gì và công dụng của cây thục địa (địa hoàng) là gì?

Thục địa hay còn có tên gọi khác là địa hoàng, tên khoa học là Rehmania glutinosa Libosch, họ hoa Mõm chó. Thục địa được biết đến là một loại thuốc nam phổ biến, cây thường trồng rộng rãi trên khắp các vùng núi. Bạn biết gì về thục địa? Và thục địa có công dụng gì? Mời các bạn tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé.

  • Tên khác của thục địa: địa hoàng
  • Tên dân gian: Vị thuốc Thục địa còn gọi Thục địa
  • Tên khoa học: Rehmania glutinosa Libosch
  • Họ khoa học: Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae)

Thục địa là tên thuốc của rễ (củ) cây địa hoàng đã được chế biến.

Cây địa hoàng

Cây địa hoàng là một cây thuốc quý, dạng cây thảo sống nhiều năm, toàn thân cây có phủ một lớp lông trắng mềm. Thuộc cây rễ củ, mỗi cây có 5-7 củ, củ có cuống, vỏ củ màu đỏ nhạt. Cây cao 20-30cm. Lá thường mọc túm dưới gốc cây. Lá mọc đối ở các đốt thân. Lá hình trứng lộn ngược đến hình bầu dục dài, đuôi lá tù, mép lá có răng cưa tù không đều nhau, lá có nhiều nếp nhăn, lá dưới gốc dài hẹp. Hoa tự mọc thành chùm trên ngọn thân cây, đài hình chuông, bên trên nứt thành 5 cánh, hơi uốn cong, đầu khía 5 cánh, giống hình môi, mặt ngoài màu đỏ tím, mặt trong màu vàng có vân tím. Nhị cái 1, nhị đực 2. Quả bế đôi, hình tròn trứng, cánh đài bao úp. Nhiều hạt, hình trứng bé nhỏ, màu nâu nhạt.

Thục Địa Là Gì? Công Dụng Của Thục Địa (Địa Hoàng) Là Gì?

Thục Địa Là Gì?

Bộ phận dùng làm thuốc

Thục địa – Củ đã chế biến (Radix Rehmanniae). Loại chắc, màu đen huyền, mềm, không dính tay, thớ dai là tốt.

Bảo quản thục địa

– Thục địa cần được bảo quản bằng cách đựng trong thùng kín, tránh sâu bọ.

– Khi dùng thái lát mỏng hoặc nấu thành cao đặc hoặc đập cho bẹp, sấy khô với thuốc khác để làm thuốc hoàn, thuốc tán.

Tác dụng của Thục địa

Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch, tráng thuỷ, thông thận. Dùng để chữa các chứng: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát. Huyết hư, đánh trống ngực hồi hộp, kinh nguyệt không đều, rong huyết, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón.

Chủ trị, phối hợp

– Bổ thận chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, ngủ ít, đái dầm…

– Bổ huyết điều kinh.

– Trừ hen suyễn do thận hư không nạp được phế khí.

– Làm sáng mắt (chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư).

– Sinh tân, chỉ khát (chữa đái nhạt – đái đường).

Nên phối hợp vị thuốc với các vị hoá khí như Trần bì, Sa nhân, Sinh khương…để giảm tác dụng gây trệ của Thục địa.

Độc tính

Tác dụng phụ của Thục địa nhẹ, bao gồm tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt thiếu khí, hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng uống thuốc(Chinese Herbal Medicine).

Thục địa có tính hàn vì vậy nên tránh sử dụng chung với các vị bối mẫu, vô di, tam bạch, la bặc, phỉ bạch, thông bạch, cửu bạch.

Thục Địa Là Gì? Công Dụng Của Thục Địa (Địa Hoàng) Là Gì?

Công Dụng Của Thục Địa

Đặc biệt, những người có thể hàn, dương suy, khí hàn tụ cơ thể tuyệt đối không nên sử dụng vị thuốc này vì hàn gặp hàn sẽ khiên bệnh trở nặng, nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Bài viết trên là tất cả những thông tin có được về thục địa, hi vọng rằng sẽ giúp ích được cho bạn đọc hiểu rõ hơn về loại thảo dược này – thục địa, thảo dược quý do thiên nhiên ban tặng.

Bạn đang xem bài viết “Thục Địa Là Gì? Công Dụng Của Cây Thục Địa (Địa Hoàng) Là Gì?” thuộc chuyên mục Chăm Sóc Tóc của Greenhair.Com.Vn. Thường xuyên ghé thăm website để đón đọc những bài viết mới nhất nhé.!