Có hương thơm và vị ngọt đặc trưng đó chính là cam thảo – một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y.
Cam thảo còn có tên khác là cam thảo bắc, sinh cam thảo, quốc lão.
Tên khoa học: Clycyrrhiza uralensis fish và Glycyrrhixa glabra L. Thuộc họ cánh bướm Fabaceae.
Cây cam thảo là một cây thuốc quý. Là cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Có lông nhỏ phủ toàn thân.
Vào tháng 2-8 cây cam thảo sẽ được thu hoặc bằng cách đào rễ phơi khô, mùa thu đông tốt hơn. Sau khi đào về xếp thành đống, để cho lên hơi men làm cho rễ có màu vàng sẫm hơn cho đẹp. Phần dùng làm thuốc: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô (Radix Glycyrrhizae).
+ Trong Cam Thảo có Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Uralenic acid, Liquiritigenin, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin, Licurazid
+ Glycyrrhizin, 18b-Glycyrrhetic acid, Glucuronic acid, Glycyrrhizic
+ Uralsaponin
+ Licorice-Saponin A3, B2, C2, D3, E2, F3, G2, H2, J2, K2
+ Liquiritigenin, Liquiritin, Isoliquiritigenin, Isoliquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin (Litvinenko V I và cộng sự, C A 1956, 62: 8286b).
Chữa loét dạ dày và ruột
Theo nghiên cứu đã chứng minh được trong cao lỏng nước chiết xuất từ cam thảo có tác dụng chống loét, ức chế tiết acid dịch vị do có tác dụng ức chế histamin, làm vết loét chống lành.
Chữa bệnh Ađidơ
Vì trong cam thảo có axit glyrectic cấu tạo như coctison, nên tác dụng trực tiếp tới sự chuyển hóa các chất như điện giải để giữ lại natri và clorua trong cơ thể, giúp sự bài tiết kali và có thể dùng điều trị bệnh Ađidơ.
Ngăn ngừa nhiễm virus
Bằng cách kích hoặt các interferon trong cơ thể, cam thảo giúp tăng cường hệ thống miễn dịch với Interferon là loại protein do tế bào cơ thể sinh ra khi bị virus tấn công nhằm ngăn không cho virus phát triển. Từ đây đã chứng minh được cam thảo có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng khả năng phòng ngừa các bệnh do virut; Đặc biệt là herpes môi và herpes sinh dục do virus herpes simplex gây ra. Ngoài ra, cam thảo được sử dụng khá nhiều ở Châu Âu để điều trị viêm gan siêu vi chủ yếu là viêm gan B và C.
Làm giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh
Trong cam thảo chứa flavonoid và estrogen, kích thích tố nữ. Có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu do sự ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Cam thảo cũng có thể làm giảm đau trước kỳ kinh nguyệt.
Cam thảo giúp bảo vệ tim của bạn
Bằng việc tăng lưu lượng mật trong cơ thể, cam thảo có khả năng giúp kiểm soát nồng độ cholesterol, acid mật được coi là nhân tố để loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, cam thảo có thể ngăn chặn quá trình oxy hoá của cholesterol gây hại LDL- một nhân tố chính gây ra các bệnh tim mạch.
Cải thiện chức năng của tuyến thượng thận
Trong rễ cây cam thảo có chứa hợp chất acid glycyrhizic có tác dụng tăng cường chức năng của tuyến thượng thận. Quá trình phân huỷ các hóc môn cortisol được các acid glycyrhizic làm chậm lại qua đó đảm bảo được sự ổn định trong thời gian dài. Ngoài ra, với các bệnh nhân có triệu chứng hay lo lắng và luôn trong trạng thái căng thẳng do thiếu hụt cortisol sẽ được cải thiện hiệu quả, tránh được trạng thái căng thẳng thần kinh dẫn đến trầm cảm.
Làm mềm và dịu da
Ngoài những công dụng hỗ trợ và điều trị một số căn bệnh. Cam thảo có tác dụng làm mềm và dịu da vì thế loại thảo dược này còn được sử dụng để điều trị một số bệnh về da. Với đặc tính kháng viêm nên cam thảo được dùng để chiết xuất thành thuốc để điều trị các trường hợp viêm da sau đây: chàm hoặc viêm da dị ứng, viêm da thông thường, bệnh vảy nến, ngứa và khô da.
Cam thảo với những công dụng vượt trội như: giải độc, thanh lọc cơ thể, trị ho,… Nhưng chúng ta cũng cần biết liều lượng an toàn khi sử dụng cam thảo để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Đầu tiên, không được dùng cam thảo đối với những trường hợp cao huyết áp, phụ nữ đang mang thai, những người mắc bệnh gan, thận suy yếu.
Tiếp theo, là không nên làm dụng sử dụng cam thảo quá liều vì chất glycyrthizin có chứa trong cam thảo có thể tác động mạnh lên cơ thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Đặc biệt tránh sử dụng cam thảo kết hợp chung với một số loại thuốc như sau
– Corticosteroid (Loại hormone steroid do vỏ thượng thận tổng hợp.)
– Thuốc cao huyết áp
– Một số thuốc chống trầm cảm
– Thuốc tránh thai bằng đường uống
– Warfarin (Loạt thuốc kháng đông chủ yếu tổng trị huyết khối u mạch vành hay tĩnh mạch để giảm cơ nghẽn mạch)
– Thuốc lợi tiểu
Việc sử dụng cam thảo đúng cách và đúng liều lượng rất quan trọng. Do đó, chúng ta cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đạt được chất lượng và mục đích như mong muốn.
Bạn đang xem bài viết “Cam Thảo Và Những Điều Cần Biết Về Cây Thuốc Quý Này” thuộc chuyên mục Chăm Sóc Tóc của Greenhair.Com.Vn. Thường xuyên ghé thăm website để đón đọc những bài viết mới nhất nhé.!